1. HAIVL.COM ra đi vì nội dung có tính chất dung tục phản cảm ?
Với những người thường xuyên sử dụng internet tại Việt Nam, cái tên Haivl đã chẳng còn xa lạ. Đây là trang web hoạt động theo mô hình mạng xã hội giải trí với nội dung chuyên về các thông tin và hình ảnh hài hước tương tự như trang 9gag nổi tiếng toàn cầu.
Tuy nhiên tới đây nhiều khả năng chúng ta sẽ không còn thấy những hình ảnh quen thuộc của Haivl nữa khi mà trang mạng xã hội này vừa nhận quyết định tước giấy phép hoạt động. Theo đó, ngày 24/10, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cũng ra Quyết định số 163/QĐ-PTTH&TMĐT về việc thu hồi Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến của công ty APPVL Việt Nam vì đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về thông tin điện tử trên mạng. Quyết định này có hiệu lực ngay từ ngày kí.
Hiện tại, khi truy cập vào vào địa chỉ haivl.com, trang web đã không còn hoạt động với thông báo: "Haivl tạm dừng hoạt động. Mong các bạn thông cảm".
Tại sao Haivl bị đóng cửa?
Quyết định xử phạt haivl có giá trị ngay lập tức
Bên cạnh việc bị tước giấy phép hoạt động, công ty APPVL Việt Nam còn phải nhận mức phạt với tổng số tiền là 205 triệu đồng vì hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa thông tin xuyên tạc lịch sử, xúc phạm anh hùng dân tộc trên mạng xã hội www.haivl.com của công ty này; Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép mạng xã hội theo quy định khi thay đổi người chịu trách nhiệm chính trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến haivl.com.
Số tiền này còn liên quan đến việc xử phạt công ty APPVL Việt Nam vì hành vi quảng cáo trên mạng xã hội haivl.com trò chơi điện tử G1 “Huyết chiến thiên sách” khi chưa có quyết định duyệt nội dung kịch bản; Cung cấp dịch vụ trò chơi G1 (cờ tướng, cờ caro, cờ vua) trên mạng xã hội trực tuyến haivl.com mà không có quyết định phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử. 
2. FLAPPY BIRD
Vấn đề vi phạm bản quyền?
Sau khi thông tin Flappy Bird có thể đem về cho tác giả cả tỷ đồng mỗi ngày, một số tờ báo (chủ yếu ở Việt Nam chứ không phải quốc tế) đưa tin rằng có “tin đồn” hãng Nintendo của Nhật Bản có thể kiện tác giả Flappy Bird vì vi phạm bản quyền hình ảnh ống nước ở trò game Mario nổi tiếng, và số tiền bồi thường có thể lên tới hàng tỷ đô la.
Rất nhiều chuyên gia công nghệ cả trong nước và quốc tế đã phản bác rằng tin đồn này hoàn toàn thiếu cơ sở. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc công ty ePi Technologies cho rằng điều này khó xảy ra vì “game Flappy Bird là một trò chơi có kịch bản và cách chơi hoàn toàn khác với Mario, không gây nhầm lẫn và không gây ảnh hưởng gì tới trò Mario cũng như Nintendo”.  “Giả sử Nintendo muốn kiện, họ còn phải chứng minh được thiệt hại trực tiếp gây ra bởi cái ống khói trong Flappy Bird đối với game Mario của họ. Trong trường hợp này, giả sử có chứng minh được và thuyết phục được tòa, thì thiệt hại cũng là rất nhỏ. Hai trò chơi khác nhau hoàn toàn và được sử dụng ở hai môi trường không hề có sự cạnh tranh lẫn nhau.”
Một số nhà phát triển quốc tế bình luận trên diễn đàn reddit.com về sự kiện Flappy Bird bị gỡ bỏ cũng đồng tình rằng “chẳng có gì trong Flappy Bird là sao chép từ game của Nintendo. Chúng có sự tương đồng về kiểu cách (style – giao diện, cách chơi), nhưng kiểu cách là thứ bạn chẳng bao giờ sao chép được. Tôi nghĩ chẳng có gì liên quan tới Nintendo”. “Có thể Mario đã tạo nên nguồn cảm hứng cho tác giả Flappy Bird, nhưng điều đó chẳng làm tổn hại gì tới Nintendo cả”.
Tiến sĩ Lương Hoài Nam viết trên trang Facebook của mình: "Nếu Mr. Honda không 'xẻ thịt' cái xe máy Babetta mua ở Tiệp và cho vào vali mang về Nhật nghiên cứu, làm sao nước Nhật biết làm xe máy? Nếu Samsung không 'xẻ thịt' các sản phẩm của Apple, làm sao họ biết làm Galaxy? Nếu Trung Quốc không ăn cắp công nghệ, làm sao có nền công nghiệp Trung Quốc bây giờ đưa được người lên mặt trăng và làm ra được vô vàn sản phẩm công nghiệp khác?,". "Mình thấy nhiều người quá vô duyên và thiếu tính xây dựng trong chuyện này. Có hay không có vi phạm bản quyền là việc của những người đòi bản quyền và toà án, không phải việc của dân ta, những người đồng hương của bạn Đông."
Nhiều chuyên gia công nghệ còn cho rằng kể cả trong trường Nintendo có ý định kiện Flappy Bird vi phạm bản quyền, thì bây giờ vẫn chưa phải thời điểm phù hợp, mà cần phải chờ cho đến khi Flappy Bird thành công và phát triển thành một “con đại bàng” trong làng game thế giới, với tài sản công ty lên tới hàng tỷ đô la.
Tờ Washington Post còn thẳng thắn nhận định chàng trai Flappy Bird đã “xuất sắc vượt qua 5195 chuyên gia lập trình game đẳng cấp thế giớivà được ‘trang bị tận răng’ của Nintendo”. "Có vẻ như Nintendo đã không thể tiêu hóa được học thuyết "trăm nói không bằng một làm", "vạn suy nghĩ không bằng một lần triển khai".
Sự soi mói của truyền thông, cơ quan thuế?
Nguyễn Hà Đông cũng đã chia sẻ trên Twitter trước khi gỡ bỏ Flappy Bird rằng “báo chí đã đánh giá quá mức thành công của trò chơi này. Đây là điều tôi chưa bao giờ mong muốn. Xin cho tôi chút bình yên”.
Thông tin chú chim Flappy của Đông có thể kiếm 50 ngàn USD/ngày quả thực đã khiến nhiều tờ báo trong nước đứng ngồi không yên, điều phóng viên tìm tới tận nhà của Đông và túc trực liên tục để lấy thông tin, hỏi người thân trong gia đình, bạn bè để tìm kiếm các thông tin đời tư. Khi cuộc sống đơn giản đời thường của Đông bị đảo lộn và liên tục chịu sức ép săn đuổi của truyền thông cả trong nước lẫn quốc tế, quyết định “im lặng” bằng cách gỡ bỏ game sẽ là một giải pháp hiệu quả tức thì, giúp Đông lấy lại thăng bằng để ổn định lại cuộc sống của mình thì mới có thể tiếp tục công việc lập trình game như trước.
Việc lãnh đạo Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế phải “bắt tay ngay vào rà soát để tránh thất thu thuế, đảm bảo sự công bằng với những người đang nộp thuế khác” cũng nhận được khá nhiều ý kiến chế giễu trên các diễn đàn và mạng xã hội bởi sự vội vàng và “đếm cua trong lỗ”.
Doanh thu quảng cáo của Google và Facebook ở Việt Nam hiện cũng rất lớn, cũng như rất nhiều người chơi game Angry Birds và Candy Crush tại Việt Nam đã trả tiền để chơi game trên điện thoại và máy tính bảng. Lẽ ra đó mới là những đối tượng cần cơ quan thuế của Việt Nam “bắt tay ngay vào rà soát”, chứ không phải một trò chơi nhỏ vừa nhen nhóm lên hy vọng phát triển ra toàn cầu cho các nhà phát triển game di động ở Việt Nam nói riêng và cho ngành công nghệ thông tin nước nhà nói chung.
3. RYUSHARE.COM
một trang share dữ liệu tầm vóc quốc tế của người Việt Nam, quản trị tại TP.Hồ Chí Minh, cộng tác viên ở Huế và các tỉnh khác , doanh thu ngoại tệ mang về cho đất nước gần chục tỉ đồng mỗi tháng, chi phí thuê server mỗi tháng là 4 tỉ đồng, sánh ngang với rapidshare, rapidgator, uploaded ... nhưng cũng bị cho ra đi vì quy tội... upload phim sex và ở tại Thừa Thiên Huế tố cáo với chính quyền vì lý do ... thằng đó ko làm gì chỉ ngồi ở nhà mà lại có tiền xây nhà, mua xe ...
Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạmcông nghệ cao, Bộ Công an phá thành công chuyên án 813 M đấu tranh với nhóm đối tượng có hành vi sử dụng mạng Internet truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, thu lợi bất chính 132 tỷ đồng.
Bắt ông trùm website chia sẻ phim khiêu dâm Ryushare.com trị giá hàng trăm tỷ đồng
Trang chia sẻ này từng có kế hoạch bán acc vip rất chi tiết và nhiều "chủng loại"
Các đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Đức Nhật, trú tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, và 3 đối tượng ở Thừa Thiên Huế là Lê Hữu Hiếu, Nguyễn Ích Vũ và Lê Văn Tỵ.
Bắt ông trùm website chia sẻ phim khiêu dâm Ryushare.com trị giá hàng trăm tỷ đồng
Các đối tượng sử dụng mạng Internet truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, thu lợi bất chính
Theo kết quả điều tra ban đầu, Nguyễn Đức Nhật có vai trò chủ mưu, cầm đầu đã lập và quản trị trang web Ryushare.com.
Để trang web này hoạt động, Nhật đã thuê hơn 500 Sever ở nước ngoài với kinh phí khoảng 4 tỷ đồng/tháng. Sau đó, Nhật đăng ký thành lập Công ty TNHH MTV Nguyễn Đức Nhật tại tỉnh Bình Dương và ký hợp đồng với Công ty TMCP thanh toán trực tuyến Onepay, ủy quyền cho Công ty này thu hộ các giao dịch trên mạng Internet có liên quan đến hoạt động của trang Ryushare.com.
Bắt ông trùm website chia sẻ phim khiêu dâm Ryushare.com trị giá hàng trăm tỷ đồng
Nhiều ấn phẩm trên web Ryushare.com là loại phim đồi trụy cấp 3
Khi các thành viên đưa các loại ấn phẩm, trong đó có nhiều ấn phẩm là loại phim đồi trụy cấp 3 lên trang Web Ryushare.com, các đối tượng đã tạo ra nhiều đường link và giới thiệu trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn, Blog, Website trong và ngoài nước. Khi các thành viên khác đăng nhập thông qua đường link này, các đối tượng Hiếu, Vũ, Tỵ hưởng lợi nhuận 60%, Nguyễn Đức Nhật hưởng 30% và 5% còn lại là chi phí cho Công ty Onepay.
Để có thể download ở trang web này các downloader ( nhất là ở ngoài Việt Nam) sẽ cần mua acc Vip . Việc mua acc này cũng khá "tấp nập".
Bắt ông trùm website chia sẻ phim khiêu dâm Ryushare.com trị giá hàng trăm tỷ đồng
Kết quả google tìm kiếm với từ khoá bán acc Ryushare.com được hơn 57.000 kết quả trong 0.51 s
Từ tháng 1/ 2013 đến khi bị phát hiện, Công ty Onepay đã chuyển vào tài khoản của Công ty Nguyễn Đức Nhật 132 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khám xét khẩn cấp nơi ở thu giữ 2 xe oto, 3 xe máy, 3 máy tính xách tay, 5 sổ tiết kiệm có tổng số tiền gửi 7,5 tỷ đồng là những tài sản có được do thu lợi bất chính.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan tiếp tục điều tra mở rộng án. Và nghiêm trọng hơn, theo nhiều nguồn tin, một số cán bộ, công chức ở Huế có tài khoản VIP trên trang web này.
Nguồn:http://www.tinhay.vn/

0 nhận xét:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.

 
Hướng Dẫn Kiếm Tiền Trên Mạng-Thủ Thuật-Tin Tức-Phần Mềm Máy Tính-PTC-Đánh Captcha © 2013. All Rights Reserved. Copy Right by Captcha
Top